Xã hội ngày càng phát triển, các thiết bị thông minh dần thay thế các kiến thức trải nghiêm thực tế. Vì vậy việc Tổ chức team building cho học sinh là một trong những điều đang được nhà nước, trường học, thầy cô giáo và phụ huynh quan tâm.
Với áp lực học tập cũng như đời sống công nghệ hiện đại ngày nay hiện nay, các em không có thời gian hoạt động ngoài trời, làm việc nhóm, cũng như khả năng học tập bên ngoài không cao. Chính vì thế tổ chức các sự kiện, team building dành cho học sinh ngày càng phát triển hơn.
Các giá trị cốt lõi mà teambuilding học sinh mang lại:
Xây dựng tinh thần làm việc nhóm, nâng cao tinh thần Đoàn kết, gắn kết thầy cô và bạn bè, Phát triển kĩ năng sống, kĩ năng mềm cho học sinh. Tham gia Team Building là cơ hội để các em học sinh giao tiếp, vui chơi thoải mái, đoàn kết hỗ trợ nhau cùng tiến lên. Các trò chơi trong team building yêu cầu mỗi đội phải gắn kết với nhau cùng thảo luận để tìm cách vượt qua các thử thách, cùng đồng thuận, gắn kết và hóa giải các mâu thuẫn nảy sinh từ đó trở thành một khối thống nhất vững chắc và đoàn kết nhất. Có thể nói, những hoạt động, thử thách trong chương trình chính là chìa khóa tốt nhất để mọi người mở lòng hơn từ đó thiết lập, củng cố và gắn kết các mối quan hệ.
Rèn luyện thể lực thông qua các trò chơi, hoạt động về thể lực. Sau những giờ học căng thẳng với khối lượng kiến thức lớn ở trên lớp thì các trò chơi, hoạt động trải nghiệm trong Team Building sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, giúp các em học sinh thư giãn, rèn luyện thể lực hiệu quả. Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng, tạo động lực để các em cải thiện chất lượng học tập tại trường, cũng như hăng hái hơn trong những hoạt động tập thể khác.
Nâng cao kiến thức về văn hóa, xã hội, du lịch. Team Building kết hợp cùng các hoạt động tham quan, du lịch đến các địa điểm di tích lịch sử có liên quan để bài học trên lớp của các em như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, thành Cổ Loa, Đền Gióng…. sẽ giúp các em có thêm hiểu biết về văn hóa, địa lý, lịch sử của đất nước đồng thời biết cách vận dụng các kiến thức lý thuyết đã học được vào thực hành tốt hơn. Ngoài ra, một số chương trình team building còn kết hợp với các hoạt động từ thiện, giúp đỡ cộng đồng. Điều này sẽ giúp các em hiểu biết và trách nhiệm với bản thân, xã hội. Đặc biệt, mỗi chương trình Team Building cũng chính là một dấu ấn, một kỉ niệm đáng nhớ về thời học sinh đối với các em. Đây là những giá trị vô hình mà không vật chất nào có thể mua được.
Những trò chơi truyền thống với nội dung va cách chơi độc đáo, mới lạ hơn thường được tổ chức Teambuilding học sinh:
Nhảy bao bố
Chuẩn bị:
Bao bố/Bao tải to để 2 người có thể đứng vào trong bao được, số lượng bao bằng ½ số lượng người chơi
Cách chơi:
MC sẽ chia học sinh thành 4 đội bằng nhau, cứ 2 người đứng vào 1 bao xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát chờ lệnh. MC phát lệnh từng đôi nhảy về đích cho đến đôi cuối cùng
Đội nào nhảy về đích nhanh nhất sẽ dành chiến thắng
Ý Nghĩa:
Rèn luyện sức khỏe, khéo léo, nhanh nhẹn
Tạo không khí vui vẻ, thoải mái để học tập, sinh hoạt
Cướp cờ
Chuẩn bị:
Lá cờ, ống đựng
Cách chơi:
Các thành viên chia làm hai đội, mỗi đội sẽ xếp thành hang ngang để bảo vệ cờ của đội mình khỏi rơi vào tay đối thủ. Đội đối thủ phải làm sao vượt qua được bức tường bảo vệ để cướp lá cờ của đội khác
Nếu bạn chạm vào bức tường bảo vệ của đối thủ bạn sẽ bị bắt làm con tim
Kết thúc trò chơi đội nào bảo vệ được nhiều cờ hơn đội đó dành chiến thắng
Ý Nghĩa:
Rèn luyện sức khỏe, xây dựng tinh thần Đoàn kết
Cuộc đua kì thú
Đạo cụ: Mỗi đội được phát 1 con ngựa hơi
Luật chơi: Cử ra 2 bạn 1 lần di chuyển. Cùng nhau cưỡi ngựa phi từ điểm xuất phát đến đích lấy 1 quả bóng bàn rồi quay về đến cặp tiếp theo và tiếp tục di chuyển.
Thời gian: 10 phút
Điểm: Mỗi quả bóng bàn tương ứng với 30 điểm.
Ý nghĩa: Sự nỗ lực, cố gắng của cá nhân để tích luỹ thành quả cho tập thể.
Chuột đào hang
Đạo cụ:
Bóng hơi
Vận hành:
10- 15 thành viên cho một lượt chơi
Nhiệm vụ:
Mỗi đội sẽ cử ra 1 thành viên bất kì để bắt đầu trò chơi, các thành viên còn lại của đội sẽ khom xuống xếp thành một đường hầm để người chơi chui qua hầm lấy bóng về, sau khi người thứ nhất lấy bóng để vào rổ nhựa, sau 5 lượt chơi đội nào hoàn thành sớm nhất sẽ dành chiến thắng.
BÀI HỌC: không phải lớn thắng nhỏm là nhanh thắng chậm.
Bịt mắt đập nồi nêu
Đạo cụ:
Bóng hơi
Vận hành:
10- 15 thành viên cho một lượt chơi
Nhiệm vụ:
Mỗi đội sẽ cử ra 1 thành viên bất kì để bắt đầu trò chơi, các thành viên còn lại của đội sẽ khom xuống xếp thành một đường hầm để người chơi chui qua hầm lấy bóng về, sau khi người thứ nhất lấy bóng để vào rổ nhựa, sau 5 lượt chơi đội nào hoàn thành sớm nhất sẽ dành chiến thắng.
BÀI HỌC: không phải lớn thắng nhỏm là nhanh thắng chậm.